Hai người phụ nữ hăng hái săn chim
(Theo 24h.com.vn) - Nghề săn bắt chim cảnh có thể kiếm được bộn tiền, nhưng cũng thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy rình rập, có khi bỏ xác chốn rừng thiêng. Vì mưu sinh nên nhiều người đã coi nhẹ tính mạng, sắm đồ nghề đi khắp các vùng rừng núi cao hiểm trở để bắt chim bán.
Hai phụ nữ đang bẫy chim sơn ca tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành.
Ồ ạt săn chim
Tại làng Vườn, xã Văn Thành, huyện Yên Thành - nơi còn nhiều luỹ tre và cây cối lâu năm, một sáng giữa tháng 8, chúng tôi chứng kiến 6 tay bẫy đang mai phục để bắt bằng được những chú chim tội nghiệp.
Phương - một tay bẫy hí hửng cầm con chào mào mới bắt được reo lên: "Trúng rồi, ha ha, trúng rồi". Theo Phương thì anh ta đã mai phục đôi chào mào "mi nhon" có vương miện hoa hậu và hót rất hay này đã lâu, bây giờ nó mới sập bẫy. Con này nếu bán đi sẽ không dưới 5 triệu đồng. Chúng tôi giật mình bởi mức giá như vậy thì Phương bảo: "Con này hót hay, các đại gia sẽ không tiếc tiền mua, hoặc là các thợ săn mua làm chim mồi để dụ chim khác, chẳng mấy ngày mà lấy lại vốn".
Chúng tôi đến một điểm được chọn đặt bẫy, thấy các tay bẫy trèo lên treo lồng chim mồi ở giữa lùm cây, xung quanh cắm 5-10 que nhựa. Xong đâu vào đó mọi người vào chỗ nấp chờ đợi, còn con chim mồi trong lồng hót dụ chim về.
Ít phút sau đã thấy bóng dáng những chú chim ập đến. “Xạch” thế là “dính” bẫy. Các tay bẫy chỉ việc nhặt chim bỏ vào lồng. Phương nói: "Bây giờ người bẫy nhiều nên chim cũng khôn, chỉ đứng ngoài quậy chứ không vào lồng, nên phải dùng nhựa để dính".
Hơn 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi chứng kiến 6 tay bẫy đã tóm được hơn 20 chú chim các loại như chào mào, chích choè, cu gáy…
Phương cho biết, hiện anh ta làm cho một cơ quan nhà nước, nhưng lương chẳng đáng là bao, nên cứ thời gian rỗi là xách bẫy đi bắt chim. Mỗi ngày anh ta cũng săn được 5 - 10 con chim cảnh, bán khoảng 500.000 - 1 triệu đồng.
Khi gặp may tóm được chim mỹ nhân như chào mào hoa hậu, yểng, hoạ mi thì được bộn tiền. Anh ta hào hứng giới thiệu đồ "nghề" săn chim rất đa dạng: Nào bẫy lồng, bẫy mổ, bẫy treo, lưới trùm, keo dính, thậm chí còn tận dụng cả vải mùng để bắt chim vào ban đêm. "Bọn mình vẫn thuộc dạng bẫy du kích, chứ có những tay thợ săn ở Nam Định dùng bẫy lưới trùm có lúc bắt được cả vài trăm con chào mào, hoặc vành khuyên" - Phương nói.
Chúng tôi đi đến nhiều huyện khác như Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên... đều thấy người người đi săn chim cảnh, đông chưa từng có. Nhưng đó cũng mới chỉ là đội quân săn chim làng, còn đội quân săn chim núi mới gọi là thợ săn siêu đẳng. Họ mang “đồ nghề” và chim mồi lên các huyện miền núi bám trụ hàng tháng trời để săn chim.
Tôi đã sởn gai ốc khi nhìn những tay săn chim rừng cột dây đu mình lơ lửng giữa những vách núi dựng đứng như người nhện để bắt sáo, yểng và hoạ mi ở vùng núi Môn Sơn, huyện Con Cuông. Phi - một thợ săn tâm sự: "Loài chim yểng, sáo thường làm tổ lưng chừng núi. Muốn leo lên bắt được 2 loài chim này, thợ săn phải dùng dây thừng, khoan đá đặc chủng.
Giá mỗi chiếc khoan đá đặc chủng ấy cũng hơn chục triệu đồng. Khi phát hiện tổ chim, thợ săn phải nghiên cứu kỹ vách đá để quăng dây. Đồng thời, các mũi khoan tự động rất cần thiết giúp người thợ tạo điểm đứng ở những vách đá trơn trượt, chênh vênh. Nghề này là một nghề nguy hiểm, thợ săn phải vững tinh thần. Khi lên cao nhìn xuống phía dưới thấy sâu hun hút, người yếu bóng vía dễ run tay và ngã".
Theo Phi thì ở khu vực núi ở các huyện Con Cuông, Quế Phong, Tương Dương, số người bị chết do leo núi bắt chim không phải là ít. Còn những người ngã núi bị thương thì nhiều lắm. Phi vén quần, áo cho chúng tôi xem những vết sẹo vằn vện trên cơ thể: "Chiến tích leo núi đó anh, tui bị rắn cắn cũng nhiều và trượt ngã bị thương cũng lắm.
Kỷ niệm ớn nhất là lần leo lèn Voi ở Anh Sơn, bị đứt dây. May tôi bám vào được cành cây không thì tan xác rồi". Hỏi Phi mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề này, gã thợ săn cho biết: Một chuyến đi gần 1 tháng trung bình cũng kiếm được khoảng 10 triệu đồng/người. Nếu may mắn bắt được vài chục con hoạ mi, yểng, công thì ăn đủ. Hoạ mi chưa huấn luyện cũng 1-2 triệu đồng/con, công 5 triệu đồng/con"…
Phi vấn điếu thuốc sâu kèn, châm lửa rít một hơi dài rồi lắc đầu: "Thợ săn có khi cầm trong tay bạc tỷ từ tiền bán chim nhưng cũng có khi bỏ xác chốn rừng thiêng. Nghề này sơ suất một chút là tính mạng đi đứt. Nhưng vì mưu sinh chúng tôi phải chấp nhận thôi".
Ít phút sau đã thấy bóng dáng những chú chim ập đến. “Xạch” thế là “dính” bẫy. Các tay bẫy chỉ việc nhặt chim bỏ vào lồng. Phương nói: "Bây giờ người bẫy nhiều nên chim cũng khôn, chỉ đứng ngoài quậy chứ không vào lồng, nên phải dùng nhựa để dính".
Hơn 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi chứng kiến 6 tay bẫy đã tóm được hơn 20 chú chim các loại như chào mào, chích choè, cu gáy…
Phương cho biết, hiện anh ta làm cho một cơ quan nhà nước, nhưng lương chẳng đáng là bao, nên cứ thời gian rỗi là xách bẫy đi bắt chim. Mỗi ngày anh ta cũng săn được 5 - 10 con chim cảnh, bán khoảng 500.000 - 1 triệu đồng.
Khi gặp may tóm được chim mỹ nhân như chào mào hoa hậu, yểng, hoạ mi thì được bộn tiền. Anh ta hào hứng giới thiệu đồ "nghề" săn chim rất đa dạng: Nào bẫy lồng, bẫy mổ, bẫy treo, lưới trùm, keo dính, thậm chí còn tận dụng cả vải mùng để bắt chim vào ban đêm. "Bọn mình vẫn thuộc dạng bẫy du kích, chứ có những tay thợ săn ở Nam Định dùng bẫy lưới trùm có lúc bắt được cả vài trăm con chào mào, hoặc vành khuyên" - Phương nói.
Chúng tôi đi đến nhiều huyện khác như Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên... đều thấy người người đi săn chim cảnh, đông chưa từng có. Nhưng đó cũng mới chỉ là đội quân săn chim làng, còn đội quân săn chim núi mới gọi là thợ săn siêu đẳng. Họ mang “đồ nghề” và chim mồi lên các huyện miền núi bám trụ hàng tháng trời để săn chim.
Nghề nguy hiểm
Tôi đã sởn gai ốc khi nhìn những tay săn chim rừng cột dây đu mình lơ lửng giữa những vách núi dựng đứng như người nhện để bắt sáo, yểng và hoạ mi ở vùng núi Môn Sơn, huyện Con Cuông. Phi - một thợ săn tâm sự: "Loài chim yểng, sáo thường làm tổ lưng chừng núi. Muốn leo lên bắt được 2 loài chim này, thợ săn phải dùng dây thừng, khoan đá đặc chủng.
Giá mỗi chiếc khoan đá đặc chủng ấy cũng hơn chục triệu đồng. Khi phát hiện tổ chim, thợ săn phải nghiên cứu kỹ vách đá để quăng dây. Đồng thời, các mũi khoan tự động rất cần thiết giúp người thợ tạo điểm đứng ở những vách đá trơn trượt, chênh vênh. Nghề này là một nghề nguy hiểm, thợ săn phải vững tinh thần. Khi lên cao nhìn xuống phía dưới thấy sâu hun hút, người yếu bóng vía dễ run tay và ngã".
Theo Phi thì ở khu vực núi ở các huyện Con Cuông, Quế Phong, Tương Dương, số người bị chết do leo núi bắt chim không phải là ít. Còn những người ngã núi bị thương thì nhiều lắm. Phi vén quần, áo cho chúng tôi xem những vết sẹo vằn vện trên cơ thể: "Chiến tích leo núi đó anh, tui bị rắn cắn cũng nhiều và trượt ngã bị thương cũng lắm.
Kỷ niệm ớn nhất là lần leo lèn Voi ở Anh Sơn, bị đứt dây. May tôi bám vào được cành cây không thì tan xác rồi". Hỏi Phi mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề này, gã thợ săn cho biết: Một chuyến đi gần 1 tháng trung bình cũng kiếm được khoảng 10 triệu đồng/người. Nếu may mắn bắt được vài chục con hoạ mi, yểng, công thì ăn đủ. Hoạ mi chưa huấn luyện cũng 1-2 triệu đồng/con, công 5 triệu đồng/con"…
Phi vấn điếu thuốc sâu kèn, châm lửa rít một hơi dài rồi lắc đầu: "Thợ săn có khi cầm trong tay bạc tỷ từ tiền bán chim nhưng cũng có khi bỏ xác chốn rừng thiêng. Nghề này sơ suất một chút là tính mạng đi đứt. Nhưng vì mưu sinh chúng tôi phải chấp nhận thôi".
0 nhận xét